Nên chọn loại lưới chống côn trùng nào | cách chọn lưới chắn côn trùng

Trồng rau không chỉ là bón phân chăm sóc thật kỹ mà còn phải có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sâu bọ tấn công. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết nên chọn loại lưới chống côn trùng nào thích hợp cho từng mô hình cũng như loại cây trồng để giúp bạn đạt hiệu quả cao.

1 Đối với mô hình nhà lưới trồng rau sạch

Mô hình trồng rau trong nhà lưới là một phương pháp trồng rau sạch hiệu quả trong những năm gần đây. Với ưu điểm lớn nhất là phòng tránh được hư hỏng của rau do mưa hay sâu bệnh gây ra. Mô hình này thích hợp để trồng các loại cây ngắn ngày như: rau ngắn ngày, hoa cúc, cây có múi…

Khi sử dụng mô hình nhà lưới trồng cây ưu điểm của phương pháp này là : Trồng rau liên tục quanh năm, từ 5 lứa/năm lên 10 lứa/năm. Ngăn không cho côn trùng gây hại, giảm thiểu lượng dập nát rau do mưa bão,...

 

xem thêm: Hệ thống nhà kính trồng rau bằng nước biển đầu tiên trên thế giới

Cần tránh 6 Sai lầm khi trồng rau sạch tại nhà

Chậu nhựa trồng cây giá rẻ

Dùng lưới chắn côn trùng nào phù hợp với bạn

Dùng lưới chắn côn trùng nào phù hợp với bạn

Bên cạnh đó mô hình cũng có nhược điểm sau: do sự ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, lưới nóng lên tạo ra hiệu ứng vòng nhiệt nên không khí khó lọt qua mắt lưới. Nếu che phủ không kín thì sẽ không có nhiều tác dụng.

Chính vì thế việc lựa chọn lưới cho mô hình nhà lưới cần thận trọng. Bạn nên chọn lưới mùng trắng có mắt lưới nhỏ < 0.25mm với chiều cao 0.8m và <= 1mm nếu trên 0.8m và mái. Hoặc để tránh tăng nhiệt độ cho nhà lưới bạn có thể dùng lưới che nắng để che phần mái. Một số kích thước lưới mùng được sử dụng trong nhà lưới: 16 mesh, 18 mesh, 24 mesh, 32 mesh, 51 mesh

Trồng rau trong nhà lưới sẽ đạt hiệu quả cao nếu làm đúng quy trình cũng như chọn lưới phù hợp. Nhưng ngược lại, nếu áp dụng không đúng và đầy đủ quy trình thì sẽ không mang lại kết quả mong muốn.

Trồng rau trong nhà lưới hiệu quả kinh tế cao

Trồng rau trong nhà lưới hiệu quả kinh tế cao

2 Đối với các loại hoa, quả

Đối với các loại hoa, quả trồng ngoài trời để tránh côn trùng phá hoại người dân thường dùng bao nilon bao các búp hoa, các quả lại. Việc dùng bao nilon sẽ không tốt cho hoa, quả, vì bao nilon rất kín dễ bị nóng và làm cho cây trồng bị đỗ mồ hôi. Từ đó gây ra hiện tượng dập úng hoa, quả. Để giải quyết tình trạng trên hiện nay người dân thường dùng loại lưới mùng trắng để bảo vệ hoa, quả.

Phương pháp chống sâu bọ an toàn cho hoa, trái là may túi lưới bọc ngay từ khi cây còn nhỏ. Đây được coi là tấm áo giáp bảo vệ hoa, trái cây tốt nhất khỏi sâu bọ và các điều kiện thời tiết. Chúng bảo vệ ngay từ khi là hoa, quả còn nhỏ, không bị mưa gió hoặc chim, ruồi phá hoại. Chi phí thấp, dễ kiểm soát, chăm sóc, lâu lâu chỉ cần kiểm tra đường may thôi.

Chống sâu bọ an toàn cho hoa, trái là may túi lưới bọc ngay từ khi cây còn nhỏ

Chống sâu bọ an toàn cho hoa, trái là may túi lưới bọc ngay từ khi cây còn nhỏ

Có 2 loại lưới chắn côn trùng thường được sử dụng

Lưới mùng 64 lỗ có thể may trực tiếp lên tấm lưới. Độ bền được khoảng 3 năm. Tuy nhiên các túi lưới cần thường xuyên kiểm tra độ thoát nước hoặc hơi nóng do lỗ lưới rất dày.

Lưới mùng 32 lỗ có độ thoáng mưa và nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên khi gia công bạn nên gấp mép lưới hoặc dùng viền để gia cố thêm độ bền. Lưới mùng 32 lỗ thường được sử dụng cả tấm lớn để che cho toàn bộ vườn trái cây nhỏ; mận, cam, ổi…

Ngoài ra đối với hoa thì bạn có thể mua các đầu chụp có sẵng trên thị trường.Với cách dùng lưới bao hoa, quả lại sẽ giúp cây trồng chống côn trùng hiệu quả nhất. Cây phát triển tốt hơn và cho sản phẩm chất lượng hơn. Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho việc trồng rau sạch.

Với mỗi mô hình và loại cây khác nhau mà bạn nên chọn loại lưới chống côn trùng nào thích hợp. Hy vọng bài viết trên sẽ có ích cho bạn, chúc bạn thành công!