Cách đơn giản để làm phân hữu cơ từ rác thải trong nhà

Tự làm phân bón hữu cơ từ rác thải trong nhà vừa giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa tạo ra một nguồn phân hữu cơ giúp trồng cây tốt hơn mà không cần tốn tiền mua phân bón. Giảm thiểu hiệu ứng khí nhà kính bảo vệ môi trường sống.

Phân bón là yếu tố cần thiết thứ 2 trong quá trình trồng cây sau đất, phân bón giúp cây có thêm chất dinh dưỡng, phát triển khoẻ mạnh. Ngoài những loại phân có trên thị trường thì còn một loại phân được các kỹ sư nông nghiệp khuyến  sử dụng đó là phân hữu cơ từ rác thải trong nhà. Đây là một loại phân rất tốt cho cây trồng và tiết kiệm chi phí cho nguời nông dân.

Để tự làm phân bón hữu cơ từ rác thải trong nhà bạn cần biết rõ các thành phần nguyên liệu được phép sử dụng và cách ủ để phân được tốt nhất, không bị mầm bệnh.

Thành phần nguyên liệu sử dụng để ủ phân hữu cơ

Ảnh 1: Thành phần nguyên liệu sử dụng để ủ phân hữu cơ

Lựa chọn nguyện liệu để ủ phân hữu cơ

Phân bón hữu cơ là phân bón được sản xuất từ những thực phẩm, vật dụng dư thừa trong gia đình như : thịt, cá, rau, củ, quả,vải, cỏ, mùn cưa,…kết hợp với Oxy, nước, vi khuẩn tạo nên. Hỗn hợp này bao gồm chất màu nâu cung cấp Cacbon và chất màu xanh cung cấp khí Nitơ. Và tuỳ theo tính chất mà phân hữu cơ đưoc chia thành 2 loại khác nhau.

  • Phân hữu cơ xanh gồm: rau, củ, quả, cỏ, phân động vật, bã cà phê, xác cây, tóc,…
  • Phân hữu cơ nâu gồm: rơm, vãi vụn, giấy báo, mùn cưa, vỏ trứng,…

Lưu ý: Thịt và cá có thể dùng làm phân hữu cơ nhưng thông thường nên tránh vì chúng chứa các mầm bệnh có hại. Ngoài ra, chúng có thể thu hút các loài gặm nhấm và các sinh vật gây hại. Bên cạnh đó hãy chắc chắn rằng những nguyên liệu sử dụng không tiếp xúc với các chất hoá học nguy hiểm như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…

 

Vật dụng ủ phân hữu cơ và cách thực hiện

Vật dụng để ủ phân hữu cơ có thề là thùng nhựa, thùng xốp, gỗ, đào hố, rãnh hoặc chất thành ụ,… Vì trong quá trình phân huỷ các nguyên liệu ủ sẽ tạo ra mùi khó chịu, nên tốt nhất bạn hãy lựa chọn chổ ủ phân xa nhà hoặc để trên sân thượng.

Nơi lý tưởng để ủ phân hữu cơ là nơi thoáng khí, có ánh nắng tạo độ nóng giúp rút ngắn thời gian ủ, đặc biệt phaỉ chú ý đến độ ẩm và cung cấp khí Oxy để rác mau phân huỷ.  

 

1.Ủ phân hữu cơ bằng cách đào hố, rãnh

Đào một cái hố hoặc rãnh sâu khoảng 30cm, cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào và lấp đất lại. Chú ý cân bằng hữu cơ nâu và xanh cho thích hợp. Với cách ủ naỳ không đòi hỏi người làm phải theo dõi thường xuyên. Chỉ cần chờ khoảng 1 tháng là có thề sử dụng, khi dùng bạn chỉ cần đào lớp đất trên cùng.

Ủ phân hữu cơ bằng cách đào hố rãnh sâu khoảng 30cm

Ảnh 2: Ủ phân hữu cơ bằng cách đào hố rãnh sâu khoảng 30cm

2.Ủ phân hữu cơ bằng thùng

Nên sử dụng thùng kín có bánh xe để dễ di chuyển, bỏ các nguyên liệu vô thùng và đậy nắp lại. Ủ phân hữu cơ trong thùng thì thời gian phân huỷ rác sẽ lâu hơn, nên để thúc đẩy quá trình ủ phân bạn phải bỏ công ra xem xét, trộn các nguyên liệu trong thùng để cung cấp Oxy cũng như xem độ ẩm của phân khi cần thiết.

Ngoài ra bạn còn có thể thúc đẩy quá trình phân huỷ của rác thải bằng cách cho thêm giun đất hoặc sâu vào thùng. Đây là những sinh vật có khả năng phân huỷ thức ăn thừa sau đó chuyển hoá thành phân thông qua cơ thể chúng. Quá trình phân huỷ và có thể sử dụng được bằng cách này khoảng trên 2 tháng.

Ủ phận hữu cơ trong thùng thì thời gian sẽ lâu hơn

Ảnh 3: Ủ phận hữu cơ trong thùng thì thời gian sẽ lâu hơn

3.Ủ phân hữu cơ bằng cách chất thành ụ

Lựa chọn một chỗ đất trống hoặc tốt nhất là gốc cây, đổ các nguyên liệu cần thiết chồng lên nhau. Bạn nên dùng cây chĩa/xĩa để xới đống phân lên. Môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển là 40-50% độ ẩm, pH > 5.0.

Cần chú ý đến tỷ lệ phân hữu cơ xanh và hữu cơ nâu để có được kết quả tốt nhất. Tránh tình trạng cho thành phần phân hữu cơ nâu quá nhiều sẽ làm cho phân hữu cơ lâu phân huỷ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.

Trên đây là một số phương pháp giúp bạn tự làm phân hữu cơ từ rác thải trong nhà, chúc bạn thành công.

Có thể bạn quan tâm:

Chậu nhựa trồng cây, chau nhua trong cayChậu nhựa trồng cây

lưới chống nắng Thái Lan, luoi chong nang thai lan Lưới chống nắng Thái Lan

Lưới chắn côn trùng trồng rau sạch Lưới chắn côn trùng trồng rau sạch