4 Nguyên nhân khiến cây nho không ra trái

Bạn rất hào hứng khi chuẩn bị thu hoạch nho nhưng không có quả nào trên cây nho. Có lẽ, bạn đã trồng chúng vào năm ngoái, bón phân và cắt tỉa khi bạn nghĩ là cần thiết nhưng vẫn không có quả nho nào trên cây. Sau khi quan sát kỹ, bạn sẽ thấy một vài cụm nhỏ, kém phát triển ở gần phía dưới. Hoặc có thể cây nho đã phát triển phủ kín giàn nhưng không ra trái. Hãy cùng tìm hiểu những lý do khiến cây nho không ra trái.

Tại sao cây nho không có trái?

Cây nho còn quá non

Nói chung, cây nho của bạn sẽ không ra quả cho đến khi được ít nhất ba tuổi. Nên bạn cần chờ thêm thời gian để cây nho ra quả.

Bón phân chưa phù hợp

Nếu bạn bón quá nhiều phân đạm cho cây nho, điều này có thể khiến tán lá phát triển tươi tốt và không có quả. Điều này cũng xảy ra nếu có quá nhiều nitơ trong đất.  Nếu đây đúng lá nguyên nhân bạn đang gặp phải thì hãy bón phân cho cây nho có hàm lượng phốt pho cao. Thực hiện kiểm tra đất để xác định những gì cần thiết, nếu có thể. Cây nho của bạn có thể chỉ cần bón phân nhẹ bằng phân trùn quế và lớp phủ (như bạt phủ chống cỏ, tấm vải phủ gốc) trong mùa đông.

Không đủ ánh sáng mặt trời do cắt tỉa không đúng cách

Cây nho cần ánh nắng đầy đủ khắp nơi để có thể ra trái đầy đủ. Những ngọn cây mọc um tùm và không được cắt tỉa sẽ ngăn ánh sáng mặt trời chiếu tới các khu vực của cây nho. Cắt tỉa đúng cách để ánh nắng chiếu tới cây nho và thúc đẩy sự lưu thông không khí tốt. Loại bỏ thân gỗ cũ hơn hai năm tuổi. Ở hầu hết các vùng, hãy tỉa cây nho trong thời kỳ cây ngủ đông, thường là vào cuối mùa đông. Sự tăng trưởng mới phát triển trên thân gỗ một năm tuổi, vì vậy những thân cây này đặc biệt cần có ánh nắng mặt trời đầy đủ. Cành già sẽ không đậu quả nên hãy cắt tỉa thật kỹ những cây nho già.

Cắt tỉa đúng cách cho cây nho
Cắt tỉa đúng cách cho cây nho

Sâu bệnh hại

Sâu đục thân và bọ cánh cứng cùng với các loài gây hại khác đôi khi tấn công cây nho. Nếu cây nho bạn chưa bị sâu hại tấn công hay sử dụng lưới chắn côn trùng để phòng ngừa. Nếu cây đã bị ảnh hưởng thì dùng tay chọn những số nhỏ và cho chúng vào xô nước xà phòng. Cắt tỉa những cành bị nhiễm bệnh.Trường hợp cây bị côn trùng phá hoại nặng, hãy phun sản phẩm xà phòng làm vườn. Bệnh nấm như bệnh phấn trắng và bệnh thối chùm nấm botrytis cũng có thể ảnh hưởng đến cây nho. Cắt tỉa thích hợp để giúp lưu thông không khí tốt sẽ ngăn chặn những vấn đề này. Tưới nước vào gốc cho cây nho, giữ cho tán lá và cành khô ráo để tránh bị bệnh.

Cây nho cần thụ phấn

Hầu hết các cây nho đều ra hoa cái hoặc cả hoa đực và hoa cái và được thụ phấn nhờ gió. Một số giống sẽ cần cần cây nho thứ hai để thụ phấn, chính vì thể cần nghiên cứu giống nho của bạn đang trồng để tìm hiểu nhu cầu thụ phấn của cây.